NewYork Paris Hà Nội Khách thứ :

NIỀM TIN TƯƠNG LAI

     

Mô Hình Phát Triển Kinh Tế của Ấn Độ - BS Đào Trọng Thể , Kiều bào Mỹ

Đất nước chúng ta có một thời có tên là Bán Đảo Ấn Trung. Chúng ta hấp thụ cả hai nền văn hóa cỗ kính của nhân loại: Ấn Độ và Trung Quốc . Ấn Độ đã nắm bắt sự chú ý của thế giới nhờ sự Tăng trưởng Kinh tế của Ấn Độ trong những năm gần đây! Chúng ta cố gắng thử nhìn lại quá trình Đi Lên của Ấn Độ trong 25 năm qua. Chắc chắn chúng ta sẽ khâm phục khi thấy những cố gắng vượt bực, những vận dụng trí tuệ cân não, của hơn một tỷ con người quyết tâm xây dựng đất nước họ thành một cường quốc kinh tế như hôm nay. Chúng ta kiêu hãnh là một quốc gia láng giềng của Ấn Độ đã từng hấp thụ cũng như chia sẻ nền văn hóa của họ.

Trong lúc trình bày mô hình phát triển kinh tế của Ấn Độ nếu có dịp tôi sẽ so sánh với mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc để chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm xây dựng kinh tế của hai quốc gia này. Ấn Độ phát triển kinh tế theo một quá trình hòa bình, trong khi đó Trung Quốc phát triển kinh tế theo một quá trình có nhiều va siết với thế giới bên ngòai! Trung Quốc đã va chạm với Việt Nam, với Nhật bản trên biển Nam hải và Đông hải, ngay cả với Mỹ trên thương trường năng lượng và dầu hỏa. Ấn Độ phát triển kinh tế đi lên như một trầm hùng. Trung Quốc phát triển kinh tế đi lên như một gian hùng!

Thiết nghĩ viết về phát triển kinh tế của Ấn Độ đất nước của hơn một tỷ người ít ra một nhóm chuyên gia phát triển kinh tế về Ấn Độ viết mới là phải. Tôi mạo muội viết bài này xin quí đọc giả xem như một gợi ý.

Kính

Đào Như

ĐƯỜNG DÀI HƠN NỬA THẾ KỶ: 1950- 2006

Năm 1947 nhờ vào ý chí và triết lý đấu tranh sâu sắc của Thánh Gandhi, Bất-bạo-động, Ấn Độ phục hối lại nền độc lập của mình! Ba mươi năm sau ngày giải phóng đất nước 1950-1980 sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ rất thấp và chậm chạp, thế giới thường gọi là “The Hindu Rate of Growth”! Dĩ nhiên sự tệ hại này không có liên quan gì đến Ấn Giáo (Hinduism), nhưng có nhiều liên quan mật thiết với cố Thủ Tướng Jawaharlal Nehru và ái nữ của ông, cố Thủ Tướng Indira Gandhi! Thời ấy, Thủ Tướng Nerhu cũng như những năm sau ông, Thủ Tướng Indira Gandhị, lãnh đạo kinh tế Ấn Độ theo chính sách “ Fabian Socialist Policies”, một đường lối phát triển kinh tế theo mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa phi Marx (non Marxist evolutionary Socialism). Theo Gurcharan Das, Thủ Tướng Nerhu và ái nữ của ông, thủ tướng Indira Gandhi đã vô tình trói buộc (shackle) khả năng phát triển kinh tế của người dân Ấn Độ khi hai cha con ông cố gắng đưa nền kinh tế Ấn Độ đi lên bằng cách phối hợp hai nguồn lý thuyết Tư Bản Chủ nghĩa và Xã Hội Chủ nghĩa phi Marx! Mô hình kinh tế này chú trọng thị trường nội địa, không nhập cảng đồ ngọai quốc, họ không chịu nhìn ra thế giời bên ngòai, không khuyến khích xuất khẩu, không khuyến khích đầu tư từ nước ngòai, một chính sách gần như “bế quan”, chối bỏ không chịu hợp tác cùng thế giới trong việc chia sẻ sự phồn vinh, những lợi nhuận về tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại sau Đại Chiến lần thứ Hai!

Đến những năm 1980’s, nhờ đường lối và chính sách chấn hưng kinh tế của Thủ Tướng Rajiv Gandhi: giảm thuế (taxes), hạ thấp rào cản xuất nhập cảng bằng cách hạ thấp thuế của khu vực này (tariff), mở ra lối thoát cho các nhà sản xuất, doanh nhân, do đó kinh tế được tăng trưởng 5,6%. Nhưng chính sách kinh tế trên quá cởi mở xa hoa (profligate) đã đưa Ấn Độ đến bên vực của khủng hoàng tài chánh vào những năm đầu của 1990’s! May thay, đây cũng là cuộc khủng hoảng chung của tòan thế giới (Global Economy). Học tập kinh nghiệm để chấn hưng kinh tế giai đoạn này đã trở thành sức đẩy căn bản cho sự bùng nổ kinh tế của Ấn Độ hôm nay! Kiến trúc sư của công cuộc chấn hưng này là Manmohan Singh, Bộ Trưởng bộ Tài Chánh đương thời (1991), và cũng là Thủ Tướng Ấn Độ hiện tại (2006)! Manmohan Singh hạ thuế quan (tariff) và tháo gỡ dần dần những rào cản về mậu dịch, cho phép xây dựng cơ sở công nghệ dể dàng (scraped Industrial Licensing), giảm thuế (taxes) giảm giá đồng rupee (tiền của Ấn Độ ), kêu gọi đầu tư ngoại quốc. v..v…Do đó kinh tế lấy lại đà tăng trưởng và tăng cao và nhanh hơn trước đó, lạm phát giảm, xuất khẩu tăng. Sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ từ 2002 - 2006 là 7,5%! Da dĩ vào đó, sự tăng dân số từ 2,2 mỗi năm (1980’s), hôm nay 2006 chỉ còn 1,7!

Chúng ta vừa lướt qua 3 thời kỳ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ :

- 1950 - 1980 kinh tế Ấn Độ tăng trưởng chậm và thấp (meager progress) vì đã sai lầm đi theo mô hình ‘ Fabian Socialist Policies’.( Ở Anh, 1884, Beatrice & Sidney Webb, Bernard Shaw & H.G.Well ).

- 1980 - 2002 tăng trưởng kinh tế của là Ấn Độ 6,0.

- 2002 - 2006 tăng trưởng kinh tế là Ấn Độ 7,5!

Trong 25 năm sau cùng chúng ta thấy phong cảnh tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ rất ngoạn mục! Hiện tại Ấn Độ là một trong những quốc gia có độ tăng trưởng kinh tế vững chắc nhất, và cao nhất! Theo Gurcharan Das, hiện nay Ấn Độ hạng thứ 4(?) của thế giới về khối lượng kinh tế. Ấn Độ trong tương lai rất gần sẽ vượt Nhật bản, đứng hàng thứ 3 trên thế giới!

Cũng trong chừng ấy khỏang thời gian từ năm 1980- 2005 thì sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là 9,4%. Monmohan Singh thật sự bắt tay vào việc cải tổ kinh tế của Ấn Độ từ năm 1991. Như thế chúng ta thấy sự cải tổ kinh tế của Ấn Độ sau Trung Quốc ít nhất là 11năm (thật sự Trung Quốc bắt đầu cải tổ Kinh tế vào năm 1978). Do đó Trung Quốc thu hút đầu tư ngoại quốc nhiều và mạnh hơn cho nên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cao hơn.

HƯỚNG ĐI LÊN ĐẶC THÙ CỦA KINH TẾ ẤN ĐỘ

Bất kỳ một cá nhân, hay một tập thể, mỗi khi chọn lựa mô hình phát triển kinh tế cho tổ quốc luôn luôn chịu trách nhiệm nặng nề với dân tộc, với đất nước! Hơn thế nữa sự chọn lựa mô hình phát triển kinh tế cho tổ quốc là sự thách đố với tương lai của dân tộc. Sự chọn lựa này, không thể nào là sự chọn lựa một sớm một chiều, sự cao hứng của một cá nhân hay một Đảng phái, phe phái chính trị nào, sự học đòi hay bắt chước theo khuông mẫu mô hình của người khác. Mỗi dân tộc có một bản sắc kinh tế riêng, một số vốn xã hội riêng để phát triển kinh tế. Muốn chọn lựa mô hình phát triển kinh tế phù hợp cho đất nước và thời đại, chắc chắn chúng ta phải đầu tư một số thời gian và công sức nhất định để nghiên cứu học hỏi! Chúng tôi tin chắc rằng Monmohan Singh, nhà kiến trúc cho sự bùng nổ kinh tế Ấn Độ hôm nay, và tập thể Doanh nhân Ấn Độ , cũng phải đi theo qui luật này! Họ đã chọn lựa mốt lộ trình riêng và vô cùng đặc thù của Ấn Độ : Thay vì theo đuổi chính sách xây dựng kinh tế theo thể thức các nước Á châu khác, như Trung Quốc : Xuất khẩu lao động bằng cách sản xuất và bán thật nhiều các sản phẩm của mình với giá rẻ qua các nước Tây phương, chủ yếu ‘bán lao động’! Ấn Độ trái lại quan tâm vào :

- Thị trường nội địa của chính mình hơn là xuất cảng! (domestic markets more than Exports).

- Thoả mãn nhu của giới tiêu thụ hơn là đầu tư kinh tế (Consumption more than Investment).

- Phát triển những ‘Kỹ thuật cao’ và “xuất khẩu tại chỗ ” các dịch vụ chuyên môn như Tín học, thư ký, kế toán, phục vụ khách hàng, tiếp thị…(Development of Service Economy more than Industrial Economy).

Chúng ta thấy hai mô hình phát triển kinh tế Ấn Độ và Trung Quốc khác nhau:

- Trung Quốc dành ưu tiên cho phát triển Kinh tế Công nghiệp (Industrial Economy): Trung Quốc là một nhà máy sản xuất, lấp ráp, chế tạo hàng loạt, cung cấp đồ tiêu dùng cho các nước giàu.

- Ấn Độ thì quan tâm vào phát triển Kinh tế Dịch vụ (Service Economy): ‘xuất khẩu tại chỗ’ các dịch vụ chuyên môn. Ấn Độ có lợi thế các sinh viên và nhất là những nhân viên làm việc trong những cở sở thuộc dịch vụ đều nói và viết tiếng Anh thông thạo. Do đó nhiều công ty của Âu châu và của Mỹ đang chuyển công việc qua Ấn Độ để tận dụng khả năng của các chuyên viên dịch vụ của Ấn Độ như Kế toán, tiếp thị, tín học…

Thoáng nhìn chúng ta thấy chính sách phát triển kinh tế của hai nước khác nhau, nhưng nhìn kỹ thì hai chính sách đó lại bổ túc cho nhau như ‘âm’ với ‘dương’. Ta hãy nhìn vào sự đầu tư ngoại quốc vào hai quốc gia đó ta có thể thấy ngay có một sự phân công nào đó giữa hai quốc gia: Hơn 40% các nhu liệu (softwares) dùng trong điện thoại di động của hảng Motorola được sáng chế tại cơ sở nghiên cứu dịch vụ Bangalore, Ấn Độ. Nhưng việc lấp ráp các máy điện thoại di động đó lại được thực hiện tại Trung Quốc trước khi mang ra bán cùng khắp thế giới. Do đó chúng ta thấy khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc lớn hơn nhiều, nhưng hơn 55% số hàng được bán ra do nhiều công ty ngoại quốc đầu tư, và bộ phận lấp ráp nhập cảng từ ngoài. Do đó người dân Ấn Độ thấy khối lượng đầu tư nước ngòai vào Trung Quốc to lớn hơn Ấn Độ, điều đó trở thành mối băn khuăn của người dân Ấn Độ .Họ sợ những nhà phát triển kinh tế Ấn Độ có thể vượt hay bỏ quên giai đoạn phát triển Kinh tế Công nghiệp!

Cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới Ấn Độ, Trung Quốc có ba nền kinh tế cơ bản:

- Kinh tế Nông nghiệp (Agricultural economy).

- Kinh tế Công nghiệp (Industrial economy).

- Kinh tế Dịch vụ (Service economy).

Trong lịch trình phát triển kinh tế, lý tưởng nhất là làm sao phát triển cả ba nền kinh tế ấy cùng chung một nhịp độ, cùng chung một tỉ lệ tăng trưởng. Nhưng không có một quốc gia nào trước khi phát triển kinh tế mà cả 3 nền kinh tế sẳn có một tỷ lệ suýt soát như nhau. Có cái mạnh, có cái yếu. Có cái hợp với nhu cầu hiện tại cao hơn, có cái thấp hơn. Cho nên khi phát triển kinh tế tùy theo nhu cầu và khả năng của mỗi quốc gia mà họ chọn lựa chú trọng cũng như ưu tiên phát triển cho mỗi nền kinh tế khác nhau. Như chúng ta thấy Trung Quốc dành ưu tiên cho phát triển Kinh tế Công nhiệp và Ấn Độ dành ưu tiên cho Kinh tế Dịch vụ. Chúng ta theo dõi bảng thống kê sau đây để thấy tỷ lệ phát triển trong cùng một khoảng thời gian 1990- 2003:

1) Tỷ lệ Dịch vụ trong GDP của Ấn Độ từ 40% tăng lên đến 50%, nhưng tỷ lệ Công nghiệp chỉ 27% và tỷ lệ Nông nghiệp 23%.

2) Tỷ lệ Công Nghiệp trong GDP của Trung Quốc từ 41% tăng lên 52%, nhưng tỷ lệ Dịch vụ chỉ 31-32% và Nông ngiệp 17-18%.

Để trấn an quần chúng, cũng như để nêu lên ưu điểm của Ấn Độ trong việc dành ưu tiên phát triển kinh tế dịch vụ, Gurcharan Das viết: “Phát triển và sản xuất những kỹ thuật cao đó là những gì mà Ấn Độ chứng minh cho thế giới thấy những ưu điểm của Ấn Độ trong địa hạt này trong quá khứ và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Có thể trong thập niên tới sự khác biệt giữa Ấn Độ và Trung Quốc không còn nữa: Trung Quốc sẽ bắt kịp nền kinh tế dịch vụ của Ấn Độ; và Ấn Độ sẽ bắt kịp nền kinh tế Công nghiệp của Trung Quốc !...”( Meanwhile, high tech-manufacturing, a sector where India is already demons- trating considerable strength, will also begin to expand. Perhaps in a decade, the distinction be- tween China as”the world’s workshops ” and India as the world’s back-offices” will slowly fade as India’s Manufacturing and China’s Services catch up”.

Cũng theo Gurcharan Das, một điều cần chú ý nữa là phát triển kinh tế Ấn Độ: thay vì trông nhờ vào sự trợ giúp của chính phủ như ở các quốc gia đang phát triển, (hay nói cách khác chính quyền điều khiển phát triển kinh tế theo hệ thống quốc doanh hay hợp doanh) nhưng ở Ấn Độ có nhiều thành phần kinh tế phát triển nhanh và cao mà không hề nhờ vào sự trợ giúp của chính phủ! Những nhà tư doanh của Ấn Độ là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành, phát triển của nền kinh tế Ấn Độ ! Sức mạnh của nền kinh tế Ấn Độ là các xí nghiệp tư doanh bành trướng nhanh. Các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa chuyển cho tư nhân điều khiển, cũng ăn nên làm ra không kém! Trong khi Chính phủ Trung Quốc lo phát triển hạ tầng cơ sở như đường xá, phi trường và hải cảng thì Ấn Độ lo củng cố luật pháp thị trường, một cơ sở đã thiết lập lâu đời tại Ấn Độ. Do đó hệ thống tài chánh và Ngân hàng của Ấn Độ hoạt động rất hữu hiệu hơn Trung Quốc . Các ngân hàng tư doanh của Ấn Độ, buộc các xí nghiệp sử dụng vốn phải dùng tiền với có kết quả tốt, hiệu năng sử dụng vốn phải cao! Thị trường chứng khoán Mumbai (Bombay) trong những năm qua đã lên rất cao và vũng chắc Trong khi đó Thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyên của Trung Quốc khi tăng, khi giảm. Hiện tại Thị trường chứng khoán của Trung Quốc đang trên đà suy giảm!

Những năm đầu của 90’s đã có hơn 100 Tổ hợp Công nghiệp của người Ấn Độ có số vốn hơn cả tỷ đô la! Doanh nhân ngoại quốc đầu tư vào hơn 1000 công ty Ấn Độ qua Thị trường Chứng khoán! Những trung tâm thương mại, kinh tế, dịch vụ, kỹ nghê tầm cỡ quốc tế của Ấn Độ: Bharat Forge, Jet Airways, Infosys Technologies, Reliance Infocomm, Tata Motors, Wipro Technologies...bắt đầu đi vào cạnh tranh gay gắt với toàn cầu. Những phát triển trên đều dựa vào hệ thống ngân hàng của Ấn Độ, do đó hệ thống ngân hàng tại Ấn Độ bắt buộc phải được quản trị tốt, phân minh, và rất qui luật trong điều hành! Thống kê cho thấy những sự cho vây trái phép hay bất hợp lệ (Bad Loans) hiện nay tại Ấn Độ dưới 2% trong khi đó tại Trung Quốc là 20%! Hiện nay tại Ấn Độ ,doanh nhân đạt 80% số tiền cho vay từ các ngân hàng. Do đó những kỹ nghệ đang được phát triển tại Ấn Độ phần nhiều thuộc về các doanh nhân (tư doanh). Công ty Hàng không Jet Airways là một điển hình: công ty này từ năm 1992 là một công ty hàng không lớn nhất và có uy tín nhất của Ấn Độ với tòan thế giới, một công ty hàng không chế ngự bầu trời Ấn Độ hơn cả thập niên qua! Trong khi đó hảng hàng không tư doanh đầu tiên của Trung Quốc , Okay Airway, mới thật sự cất cánh vào tháng 2 năm 2005!

Ấn Độ đã phát hiện xung lực cho sự phát triển kinh tế của họ bằng cách xây dựng Kinh tế Dịch vụ (service economy). Doanh nhân Ấn Độ đầu tư một số vốn và một số thời gian rất lớn trong việc nghiên cứu và phát triển ngành Kinh tế Dịch vụ nhất là về Khoán ngoài (Outsourcing) Tín học và Nhu liệu của máy điện Tử (Softwares). Chính giai cấp Trung lưu của Ấn Độ , giai cấp nói và viết tiếng Anh thông thạo, đã đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng nền Kinh tế Dịch vụ này. Họ phát triển ngành Khóan ngoài- Business Process Outsourcing, (BPO). BPO của Ấn Độ trong nhiều năm qua đã là nhu cầu căn bản cho những cơ sở kỷ thuật cao của Mỹ: Google, IBM, Microsoft. Ấn Độ còn là quốc gia xuất khẩu một khối lượng lớn về kỹ thuật nghiên cứu và phát triển tài chánh. Những đối tác quan trọng của Ấn Độ trong kinh tế Dịch vụ là Mỹ, Trung Quốc,Vương quốc Anh, Singapore, Hong kong, các quốc gia Arab thống nhất, Thụy sĩ, Bỉ…Khối lượng xuất khẩu của ngành dịch vụ của Ấn Độ thật là kỳ diệu từ ‘số không’ trong quá khứ, hiện nay (2006) số lượng xuất khẩu là 20 tỷ đô la, chắc chắn năm 2008 sẽ là 35 tỷ và năm 2012 sẽ là 56 tỷ đô la mỗi năm! Sự phát triển kinh tế dịch vụ đã mở cho đất nước Ấn Độ cánh cửa nhìn vào thế giới rất xa: Bill Gates, chủ tịch tập đoàn Microsoft, đã đến Ấn Độ cuối năm 2005 quyết định đầu tư vào Ấn Độ gẩn 2 tỷ đô la trong 4 năm sắp đến. Các công ty Cisco (làm trang bị vi tính), Intel (làm Chips điện tử) đều quyết định đầu tư vào Ấn Độ mỗi công ty cả tỷ đô la. Microsoft có kế hoạch tuyển mộ 5000 chuyên viên tín học tại Ấn Độ , Morgan Chase dư định tăng nhân viên từ 5000 lên đến 9000 tại Ấn Độ .Các nhân viên mới này chẳng những làm những công việc kế toán, thư ký, mà sẽ phân tích Thị trường chứng khoán thay thế các chuyên viên tài chánh ở New York!

Chúng ta phải công nhận tính chất “Cập Nhật Hóa” của người Ấn Độ rất cao khi họ quyết định chú trọng phát triển ngành Dịch vụ ngay từ lúc khởi đầu trong quá trình phát triển kinh tế của Ấn Độ . Đó là sự chọn lựa tuyệt vời! Họ đã thành công to! Một tấm gương để chúng ta cùng soi chung! Đầu tư phát triển đất nước, đầu tư to lớn nhất vẫn là đầu tư chất xám, đầu tư trí tuệ!

NHỮNG RÀO CẢN

Đầu năm 1980, Uttam Nakate, môt công nhân Ấn Độ bị bắt quả tang ngủ trong giờ làm việc(11:40 sáng) Người chủ hãng cảnh cáo anh và bắt anh nghỉ một ngày. Nhưng sau đó Nakate vẫn bị bắt quả tang ngủ trong giờ làm việc. Đến lần thứ tư, hãng mới áp dụng kỷ luật sa thải Nakate. Sau đó Nakate kháng cáo. Tòa án bắt buộc hãng phải thâu nhận anh trở vào làm việc và đồng thời hãng phải bù trả cho Nakate 50% số tiền lương anh bị mất! Mãi đến năm 2001, 17 năm sau đó, tòa án tối cao của Bombay( Bombay High Court) và Tối Cao Pháp Viện của Ấn Độ ( National Supreme Court ) cho phép chủ hãng có quyền sa thải những công nhân bị bắt quả tang nhiều lần ngủ trong giờ làm việc. Trường hợp Nakate là điển hình của muôn vạn sự trì trệ của luật pháp lao động cỗ xưa của Ấn Độ rào cản bước thăng tiến của kinh tế Ấn Độ . Das gọi là “the problem of India’s lethargic legal system”! Đó là những tệ hại của nền pháp luật lao động của thời Nerhu còn sót lại!

Chính phủ hiện tại cũng mắc phải bịnh chứng dựa vào tư doanh từ Ytế, Giáo dục đến Nước uống. v.v… bằng cách dung túng, lơ là, không quan tâm chấn chính những tình trạng tệ hại:

1) Các bác sĩ và y tá ở bịnh viện công làm việc lơ là, vắng mặt thường xuyên trong giờ phần hành của mình. Họ ăn cắp thời gian của phần hành của họ tại bịnh viện công để làm việc cho phòng mạch, hay bịnh viện tư của họ. Theo thống kê của Jishu Das, Jeffrey Hammer, của World Bank các bác sĩ như thế tại Ấn Độ ,có khả năng rất cao (50%) là họ đã cho những y lệnh sai lầm và tai hại cho bịnh nhân! Chi tiêu cho bảo hiểm sức khoè ở Ấn Độ tư nhân phải chi gấp 2 lần so với Mỹ!

2) Nền giáo dục Ấn Độ thật là bất cập. Hệ thống giáo dục công lập tại Ấn Độ thật là tệ hại: thấp kém, lạc hậu, không có qui cũ! Thầy giáo thiếu trách nhiệm trong việc dạy học. Họ thường vắng mặt. Theo Micheal Kremer của Harvard University, ¼ số thầy giáo thường vắng mặt. Và ½ số giáo sư có mặt, cũng không lên lớp đúng giờ giấc! Cho nên hiện tại nếu những ai có chút lo lắng hay đầu tư vào sự học của con em mình, dù cho nghèo, thảy đều nhịn ăn nhịn mặc mà gửi còn em vào các trường tư thục. Y tế và Giáo dục xung lực trong phát triển kinh tế: Ytế cống hiến lao động; Giáo dục là một sư đầu tư chất xám. Hiện tại, nền đại học của Ấn Độ tiến bộ. Mỗi năm họ đào tạo 250.000 kỹ sư nhưng vẫn thiếu cho thị trường nhân dụng! Nhưng hiện tại Chính phủ Ấn Độ có ý phó thác cho tư doanh, liệu hiệu năng của ngành giáo dục của Ấn Độ tương lai biến chuyển như thế nào?

3) Nước cũng là một vấn đề. Tại New Delhi, chính phủ chỉ cung cấp nước cho dân chúng dưới một nửa số lượng cần dùng, phần còn lại người dân New Delhi phải trả tiền cho các nhà cung cấp nước tư nhân. Nước dùng để tưới tẩm ruộng đồng ở nông thôn đều dựa vào nguồn nước giếng của tư nhân! (Private wells account for nearly all new irrigation capacity in the country- G.Das).

Chừng nào chính phủ ấn Ấn Độ còn lơ là trong việc quản trị Giáo dục ,Y tế, Nước uống… thì đất nước Ấn Độ còn lâu để trở thành một quốc gia phồn vinh thật sự! Ấn Độ chỉ thật sự là một quốc gia phồn vinh chỉ khi nào tất cả người dân Ấn Độ được hưởng một nền Giáo dục tiến bộ, làm việc trong môi trường với bảo hiểm y tế tốt, uống nước sạch, có đủ chất lượng cần thiết cho sức khỏe, lao động! Das viết:“ Still, the poor state of governance remind Indians how far they are from being a great nation.They will reach such greatness only when every Indian has access to a gơd school, a working health clinic, and clean drinking water.”

Còn rất nhiều vấn đề khác trì kéo sự thăng tiến kinh tế của Ấn Độ như sự thiếu hụt về năng lượng, dầu hỏa và gần gũi nhất là Điện. Điện ở Ấn Độ rất thất thường cũng như ở đất nước ta, Việt Nam, giá cả lai rất cao, cao hơn bất cứ quốc gia nào trong vùng!..

Manmohan Singh, Thủ Tướng Ấn Độ ,dư biết rằng sự phát triển kinh tế tại Ấn Độ hiện nay không đồng đều.

- Thành phố phát triển cao hơn ở nông thôn.

- Tiểu bang này phát triển tốt hơn tiểu bang khác.

- Tăng trưởng kinh tế cao mà công ăn việc làm lại thấp.

- Vẫn còn ít nhất là 36 triệu người thất nghiệp.Vẫn còn nhiều thành phần xã hội của Ấn Độ chưa có cơ hội để hội nhập trào lưu mới phát triển kinh tế.

Chúng ta thấy những rào cản mang cùng sắc thái giống y chang những mặt yếu của nền kinh tế TQ trong hiện tại. Nhưng mọi người cũng phải công nhận những hiện tượng đó được coi như những khó khăn tự thân của mọi quá trình phát triển kinh tế. Nhất là tại Ấn Độ một đất nước đông dân, nghèo khó, vừa phục hồi độc lập 1950 sau nhiều thế kỷ dưới ách thống trị của Vương Quốc Anh! Cũng như Trung Quốc, người dân Ấn Độ hy vọng những vấn đề trên sẽ được dần dần giải quyết.

Ấn Độ hiện có 496,4 triệu sức lao động, 60% của khối lao động này dùng để phát triển Kinh tế Nông nhiệp (Agricultural economy), 27% dùng để phát triển Kinh tế Dịch vụ (Service economy), 17% dùng để phát triển kinh tế Công nghiệp (Industrial Economy). Trong hơn 20 năm qua chính phủ Ấn Độ đã hơn 2 lần làm cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutions) để phát triển nền kinh nông nghiệp của Ấn Độ :

1)- Biến Nông nghiệp thành một thương vụ.

2)- Đem vốn ở thành phố vào đầu tư ở nông thôn, ở trong các vùng sâu.

3)- Khuyến mãi nông phẩm bằng cách khuyến khích các nhà buôn lẽ(retailers) ký hợp đồng mua nông phẩm.

Mặc dầu vậy, nông nghiệp Ấn Độ mỗi ngày một nghèo đi, nông thôn Ấn Độ mỗi ngày một xơ xác, mang cùng bộ mặt bi đát của nông thôn Trung Quốc! Vì sao? Vì bất cứ người thanh niên Ấn Độ nào ở trong đồng, trong ruộng, có một chút học vấn, kiến thức ai cũng nghĩ đến tự giải phóng đời mình, gia đình mình ra khỏi cảnh bùn lầy nước đọng. Bây giờ là thời cơ vàng! Còn chần chờ gì nũa mà không tìm đường ra thành phố làm công nhân ở hãng, xưỡng, tìm cơ hội học hỏi thêm một kiến thức kỹ thuật đầu tư vào tương lai của mình. Ngay cả những phụ nữ ở nông thôn , Ấn Độ hôm nay họ cũng quyết tâm đem cái tươi mát của mình, má thắm môi tươi, tìm cách nhập cư thành thị, góp mặt với đời. Có job tốt, job cao càng tốt, không thì Bia ôm, Spar, Ka-ra-ô-kê…cũng được. Đều cốt yếu là tìm một ông chồng tốt. Tốt ở đây là có tiền, còn vợ một, vợ hai, vợ ba, bốn, gì cũng được! Đâu có màn! Giải phóng đời mình, giải phóng gia dình và con cái trong tương lai mới là điều quan trọng!

Có hai điều chưa được nghe ai nói khi chúng ta tìm hiểu về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ :

1-Tham nhũng, hối lộ.

2- Ô nhiễm môi sinh do phế thải kỹ nghệ vì khả năng phục hồi kém (poor recycle).

Nếu tại Ấn Độ không có “quốc nạn” tham nhũng hối lộ hay có mà không đến nỗi như ở Việt Nam hay Trung Quốc thì đó là quả nhiên là một điểm son của trong cơ chế của nhà nước Ấn Độ , niềm kiêu hãnh đáng tự hào của dân tộc Ấn Độ !

Môi sinh của Ấn Độ vẫn còn được bảo vệ tốt? Nếu đúng vậy, điều này chúng ta còn có thể hiểu được vì trong hơn mười mấy năm qua Ấn Độ dành ưu tiên phát triển kinh tế dịch vụ, một nền kinh tế rất ít phế thải, tiêu thụ năng lượng ít hơn so với nền kinh tế công nghiệp của Trung Quốc hay Việt Nam! Nhưng theo quyết tâm của Gurcharan Das, trong mười năm tới nền kinh tế công nghiệp của Ấn Độ sẽ bắt kịp nền kinh tế công nghiệp của Trung Quốc. Không hiểu Das có nghĩ đến cách giảm thiểu hay đề phòng sự gia tăng ô nhiểm môi sinh của Ấn Độ không?

Khi tôi viết đến những dòng này tôi vẫn còn nỗi run sợ về biến cố Mumbai 11 tháng 7 vừa qua, làm nổ tung chuyến xe lửa tại Downtown Mumbai, vùng đất đứng của Thị Trường Chứng khoán Ấn Độ ,gây thương vong hàng ngàn người, gây kinh hoàng trên toàn thế giới. Mong rằng nạn khủng bố quốc tế và sự tranh chấp gần như đẩm máu tại vùng Kashmir, giữa hai dân tộc anh em, sẽ không gây hại cho sự tăng trưởng của nền kinh tế của cả 2 đất nước Pakistan và Ấn Độ ! Theo phân tích của các nhà kinh tế Ấn Độ , nếu sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ cứ được tiếp tục theo mực độ này và nền hòa bình của thế giới và của Ấn Độ vẫn như hôm nay, thì hy vọng đến năm 2066 GDP per capita của Ấn Độ sẽ vương đến GDP per capita của Mỹ hôm nay (2006)!

Giai cấp trung lưu Ấn Độ hiện tại, thóat thân từ các sinh viên đại học, trẻ trung, nhiệt tinh yêu nước, nói và viết tiếng Anh thông thạo, giai cấp có công lớn nhất trong việc chấn hưng nền kinh tế của Ấn Độ hôm nay. Trong mười năm qua giai cấp trung lưu Ấn Độ đã tăng nhân số gắp 4 lần: hiện tại giai cấp trung lưu Ấn Độ gồm có 250 triệu người! Họ là xung lực trong phát triển kinh tế Ấn Độ . Họ có sức réo gọi và nắm bắt sự chú ý, kính nể và tin tưởng của đầu tư ngoại quốc: Microsoft, Morgan Chase, Cisco, Intel, ngay cả Trung Quốc và các nước trong khối Cộng Hòa Arab thống nhất!.. Chính phủ Ấn Độ tin tưởng vào sự tăng trưởng nhanh của giai cấp này trong tương lai Ấn Độ sẽ không thiếu chuyên viên xây dựng kinh tế đất nước họ. Phải nói nền kinh tế .

Ấn Độ được phát triển trên một căn bản vững chải, không phải hôm nay ngay cả nhiều thập niên sau! Một lần nữa chúng ta phải học hỏi ở họ bài học Đầu Tư Trí Tuệ!

KẾT LUẬN

Thay vì đi dến kết luận, chúng tôi muốn lược xem xuyên qua sự thành tựu to lớn về kinh tế của Ấn Độ , Ấn Độ gặt hái được những gì trên trường chính trị quốc tế! Không có sự phát triển kinh tế đơn thuần, phát triển kinh tế luôn luôn đi đôi với phát triển chính trị và quân đội. Trong một quốc gia, các sức mạnh kinh tế, chính trị, quân đội luôn luôn hổ tương cho nhau! Cụm từ “Kinh-Tế-Chính-Trị” đã nói lên thực tế ấy! Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy thế giới, ngay cả những thế lực quốc tế có truyền thống đối kháng với Ấn Độ , cũng phải kính nể và tiến gần lại Ấn Độ . Trung Quốc là một ví dụ. Dĩ nhiên là Trung Quốc phải thấy sự tiếp cận với Ấn Độ thực sự có lợi cho họ. Tháng Tư, năm 2005, Chủ Tịch nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào viếng thăm Ấn Độ và đẩy mạnh mậu dịch giữa hai quốc gia chưa từng có: những năm đầu 90’s, mậu dịch giữa Ấn Độ và Trung Quốc chỉ có 200 triệu đô la, đến năm 2005 mậu dịch giữa hai quốc gia này tăng lên 20 tỷ đô la! Ông Hồ Cẩm Đào còn tuyên bố là trong tương lai vào năm 2006, Trung Quốc sẽ chú trọng phát triển thương mại, tăng trưởng mậu dich với Ấn Độ cao hơn với EU và Hoa Kỳ. Trong chuyến viếng thăm này ông Hồ Cẩm Đào cũng tránh né không nói đến vấn đề Kashmir, và vấn đề của đường biên giới chung dài đến 3.500 km của hai quốc gia, vấn đề đã từng gây xung đột dữ dội. Trung quốc cũng quên đi không nhắc đến sự cố cách đây 7 năm Trung Quốc thử vũ khí hạch nhân, Ấn Độ đưa ra lời cảnh cáo và phê phán, khiến Trung Quốc có phản ứng rất là cứng rắn Tất cả vì kinh tế, vì lợi nhuận mà con người ta có thể quên đi quá khứ? Họ tạm gọi đó là “quá khứ sai lầm” của cả hai bên! Ông Hồ Cẩm Đào trong chuyến viếng thăm này khuyên khích Ấn Độ tham gia khối “East Asia Free Trade Agreement”. Trước mắt Ấn Độ đang có kế hoạch sẽ tham dự “South East Asian Free Trade Agreement.”

Sau chuyến viếng thăm của Chủ tịch nhà nước Trung Quốc vài tuần lễ, Thủ Tướng Nhật, Junichiro Koizumi đến thăm New Delhi. Trong dịp này, J.K tuyên bố là Nhật mong muốn Nhật và Ấn Độ đứng chung tổ chức “Strategic Partnership”. Nhật cũng tỏ vẽ lo lắng trước sự tăng trưởng của Trung Quốc, và muốn mời Ấn Độ tham gia kế hoạch về lâu về dài trong chính sách bảo vệ “An Ninh Á Châu”. Mặc dầu hiện tại Trung Quốc nhận rất nhiều vốn đầu tư từ Nhật, Nhật vẫn muốn hôm nay đem vốn đầu tư của mình vào Ấn Độ .Nhật rất muốn nới rộng ban giao quân sự với Ấn Độ nhất là về Hải Quân, trong tương lai Ấn Độ và Nhật sẽ bên cạnh nhau trong gìn giử hòa bình tại châu Á trước tham vọng của Trung Quốc!

Nhưng thế giới chú trọng nhiều nhất là chuyến viếng thăm New Delhi của Tổng Thống Mỹ vào mùa Hè năm 2005! Trong chuyến viếng thăm này, Tổng Thống George W.Bush và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã ký kết hợp đồng “Kế Hoạch Hơp Tác Quân Sự” giữa hai quốc gia. Tổng Thống Mỹ đã phá vỡ những rào cản hơn 30 năm qua, công nhận Ấn Độ đứng trong hàng ngủ các quốc gia có vũ khí nguyên tử. Ashton B. Carter, giáo sư Đại học Harvard Kennedy School Government viết: “ Last Summer, Indian Prime Minister Manmohan Singh announced that India and the United States had struck a deal for a far-reaching “strategic partnership” As part of the agreement, President Geoge W. Bush broke with long standing U.S policy and openly acknowledged India as a legitimate nuclear power, ending New Delhi’s 30 years quest for such recognition!”

Sau những ký kết trên, và nhiều kí kết khác nữa với EU ( Liên Hiệp Âu châu ), với Moscova, với các nước Trung Đông, Trung Á… Ấn Độ hôm nay vươn lên như một cường quốc, một quốc gia có lực lượng nguyên tử, một quốc gia được toàn thế giới kính nể.

Chúng ta có quyền hy vọng chăng đó cũng là con đường vươn lên trong tương lai của Việt Nam, Tổ Quốc của chúng ta!./.

Đào Như

( Bác sĩ Đào Trọng Thể )

SÁCH VÀ BÀI ĐỌC THAM KHẢO

1) The India Model, Gurcharan Das, former CEO of Procter & Gamble in India.

2) India and Balance of the Power C.Raja Mohan-Strategic Affairs Editor/The Indian Express. 3

3) America’s New Strategic Partner? – Ashton B.Carter Professor Hartvard Kennedy of Government .