NewYork Paris Hà Nội Khách thứ :

NIỀM TIN TƯƠNG LAI

     

Hải quân Việt Nam đang trên đường hiện đại hóa : Việt Nam có không lực thuộc hải quân .

Các Chiến Hạm hiện đại lớp Gepard 3.9 gia nhập Hải quân Việt Nam từ ngày 23-3-2011

Các Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma

Các tàu chiến hiện đại Molniya

Các Tàu Chiến hiện đại TT400TP

Hạm đội 6 Tàu Ngầm hiện đại lớp Kilo Project 636 gia nhập Hải quân Việt Nam từ ngày 3-4-2014

Các Chiến đấu cơ hiện đại Su-30MKK

Các Máy bay tuần tra biển C-212/400

Các Máy bay đa dụng loại DHC-6 Twin Otter Series 400

Các Trực Thăng EC225 Super Puma

Các Trực Thăng săn Ngầm Ka-28

Các Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P

Hải quân Việt Nam đang phát triển theo hướng nào ?

Từ một lực lượng nhỏ chỉ có khả năng tác chiến ven bờ, mấy năm gần đây Hải quân Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với những chiến hạm và vũ khí hiện đại.

Nhiều năm liền, trong con mắt giới học giả nghiên cứu quân sự quốc tế, lực lượng Hải quân Việt Nam bị gọi là “ Hạm đội muỗi ” vì chỉ gồm toàn tàu thuyền nhỏ. Tuy nhiên khoảng 10 năm trở lại đây, lực lượng Hải quân Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng để trở thành một lực lượng hiện đại với sức mạnh đáng kể.

Từ chỗ chỉ có các tàu mặt nước cỡ nhỏ, đến nay Hải quân Việt Nam đã sở hữu nhiều tàu chiến hiện đại trọng tải vài ngàn tấn. Đó là những chiếc khu trục Gepard 3.9 mua của Nga với trọng tải hơn 2000 tấn. Hiện đã có 2 chiếc trong biên chế và 2 chiếc khác đang được đóng tiếp tại Nga dự kiến giao hàng trong năm tới.

Trên tàu có hệ thống vũ khí rất mạnh. Trong đó mạnh nhất là 8 tên lửa Kh-35 với đầu nổ nặng 145 kg, tầm bắn 130 km để đánh chiến hạm đối phương. Ngoài ra có 1 pháo cao tốc cỡ 76 mm ở trước mũi, 2 pháo 30 mm 6 nòng cùng 2 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Đuôi tàu còn có 1 sân đỗ cho trực thăng chống ngầm.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đặt mua tàu chiến lớp Sigma từ Hà Lan. Tàu chiến lớp này có các tính năng tương đương tàu chiến lớp Gepard . 2 chiếc đang được đóng ở Hà Lan và có tin Việt Nam sẽ đóng tiếp 2 chiếc theo giấy phép và dây chuyền công nghệ Hà Lan sau khi hợp đồng đóng 2 chiếc đầu hoàn thành.

Ngoài các tàu Gepard , Sigma , Việt Nam đang sở hữu nhiều tàu pháo , tàu tên lửa trọng tải 400 – 500 tấn với số lượng hàng chục chiếc. Đáng kể nhất trong số các tàu này là tàu tên lửa lớp Molnya trang bị tên lửa diệt hạm Kh-35 với đầu đạn nặng 145 kg có thể tiêu diệt tàu chiến trọng tải lớn hơn tàu Molnya gấp nhiều lần.

Lớp tàu Molniya do Nga thiết kế và sản xuất. Việt Nam đã mua 2 chiếc và sau đó mua giấy phép và dây chuyền công nghệ để tự đóng . Tính đến nay , Việt Nam đã có 6 tàu tên lửa lớp này . 2 chiếc được hạ thủy hồi đầu năm và 2 chiếc mới hạ thủy hôm 25-6-2014 vừa qua.

Đây là loại tàu mạnh thứ 2 trong biên chế Hải quân Việt Nam hiện nay. Với ưu điểm tốc độ nhanh ( vận tốc tối đa 38 hải lý/h ) và hỏa lực mạnh, tàu tên lửa Molniya là một đối thủ đáng gờm cho bất kỳ tàu chiến nào.

Một lớp tàu đáng kể nữa là tàu pháo TT-400TP. Loại này do Việt Nam tự đóng dựa trên thiết kế sơ bộ của nước ngoài. Tàu có trọng tải 400 tấn trang bị pháo hạm cỡ 76 mm. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ chống tàu nổi, bảo vệ căn cứ chống tàu đổ bộ ... Hiện đã có 4 tàu loại này được hoàn thiện và chuyển giao cho Hải quân.

Như vậy đội tàu của Hải quân Việt Nam hiện đã có 12 chiếc tàu hiện đại gồm : 2 Gepard , 6 Molniya và 4 TT-400TP . Với số tàu này , năng lực tác chiến của Hải quân Việt Nam đã được nâng cao đáng kể .

Hoàn thiện năng lực tác chiến

Trước đây Hải quân Việt Nam chưa có tàu ngầm và máy bay trực thuộc. Điều đó tạo ra sơ hở khi phải tác chiến trên biển. Do không có tàu ngầm và máy bay chống ngầm cùng máy bay chiến đấu trực thuộc, đội tàu mặt nước của ta sẽ rất nguy hiểm khi bị kẻ địch tập kích bằng tàu ngầm và máy bay ném bom.

Để khắc phục nhược điểm này , Hải quân Việt Nam đã đầu tư trang bị tàu ngầm và thành lập lực lượng không quân trực thuộc. 6 tàu ngầm lớp Killo-636 của Nga đã được đặt hàng để thành lập Lữ đoàn Tàu ngầm mang số hiệu 189 vào năm 2013 . Hiện tại Nga đã giao hàng 3 chiếc . Số còn lại sẽ bàn giao từ nay đến cuối năm 2016 .

Năm 2013 cũng là năm Bộ Quốc phòng cho thành lập lực lượng không quân trực thuộc hải quân với sự ra đời của Lữ đoàn Không quân 954 . Lữ đoàn 954 trang bị 3 loại máy bay chủ lực : Ka-28 chống ngầm , EEC-225 vận tải cứu hộ và thủy phi cơ DHC-6 trinh sát tuần thám biển .

Với bộ ba : tàu ngầm , tàu mặt nước và máy bay , Hải quân của ta có năng lực tác chiến ở cả trên mặt nước , trong lòng biển và trên không .

Ngoài ra , lực lượng tác chiến trên biển còn nhận được sự hỗ trợ to lớn của các vũ khí trên bờ . Đó là hệ thống tên lửa bờ biển. Theo những tin tức đã công bố , hiện nay Việt Nam có 3 hệ thống tên lửa đối hạm gồm P-35 , P-15 và Bastion-P với tầm bắn từ 80 đến 500 km.

Ở tầm xa nhất có tên lửa P-35 với tầm bắn 460 km. Hệ thống này sử dụng tên lửa có đầu đạn nặng 145 kg có khả năng tiêu diệt chiến hạm trọng tải đến 5000 tấn của đối phương. Gần nhất là hệ thống P-15 với tầm bắn 80 km.

Hiện đại nhất là hệ thống Bastion-P trang bị các tên lửa Yakhont có tầm bắn từ 120 km đến 300 km. Đây là hệ thống phòng thủ bờ biển hàng đầu thế giới hiện nay do Nga sản xuất và mới chỉ có 3 nước được trang bị là Nga, Syria và Việt Nam. Trung Quốc cũng có ý định mua nhưng Nga không bán do sợ bị sao chép.

Khi bắn, tên lửa Yakhont có hai hành trình cơ bản. Một là bay tầm thấp với độ cao cách mặt biển 9-15 m. Ở hành trình này, tầm bắn tối đa khoảng 120 km. Hai là hành trình hỗn hợp, ban đầu bay cao với độ cao tối đa lên tới 14 km nhưng đến gần mục tiêu thì hạ thấp độ cao xuống 9-15m để diệt chiến hạm. Ở hành trình hỗn hợp, tầm bắn tối đa của tên lửa đạt đến 300 km . Tốc độ tên lửa ở tầm tao đạt 780 m/s còn ở tầm thấp đạt 680 m/s.

Nhìn vào các trang bị chủ lực của Hải quân Việt Nam hiện nay chúng ta thấy rõ hai xu hướng phát triển. Một là ưu tiên lựa chọn các tàu nhỏ phù hợp túi tiền nhưng có tốc độ cao và hỏa lực mạnh. Hai là cố gắng đầu tư các trang thiết bị đắt tiền để hoàn chỉnh khả năng tác chiến của Hải quân ở cả trên mặt nước, trên không và dưới mặt nước. Từ đó tạo ra một thế trận hoàn chỉnh có sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước trên biển.

Trần Vũ

Trang bị lạc hậu của Hải Quân Việt Nam trước đây

Hải quân Việt Nam có khoảng 42.000 người với trang bị gồm có : 2 tàu ngầm nhỏ hạng Yugo từ Bắc Triều Tiên , 6 tàu khu trục , 42 tàu tuần dương , 10 tàu rà phá mìn và khoảng vài trăm tàu xuồng chiến đấu trên sông . Dưới đây là một số chiến hạm đang được sử dụng trong lực lượng Hải Quân Việt Nam :

1. Tàu hộ tống lớp Petya-II

- Độ giãn nước : 1.077 tấn

- Kích thước : dài = 81,8 mét ; ngang = 9,2 mét ; cao = 2,85 mét

- Sức đẩy : 3 trục ; 6.000 bhp; 2 động cơ đẩy gas turbines 30.000 shp; 29 hải lý/ giờ

- Thủy thủ đoàn : 92 người

- Radar : Fut-N/Strut Curve 2-D

- Vũ khí : 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 2 giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL

- Nguồn gốc : Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 3 chiếc Petya-II đã qua sử dụng .

- Nơi sản xuất : Yantar Zavod, Kaliningrad, Russia.

2. Tàu tuần tiễu lớp Petya-III

- Độ giãn nước : 1.040 tấn

- Kích thước : dài = 81,8 mét ; ngang = 9,2 mét ; cao = 2,72 mét

- Sức đẩy : 3 trục ; 1 cruise diesel, 6.000 bhp ; 2 boost gas turbines, 30.000 shp; 29 hải lý/ giờ

- Thủy thủ đoàn : 92 người

- Radar : Fut-N/Strut Curve 2-D air search

- Sonar : Titan hull mounted MF

- EW : Bizan-4B suite with Watch Dog intercept

- Vũ khí : 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4 giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL

- Nguồn gốc : tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận 2 chiếc HQ-09, HQ-11 năm 1978 .

3. Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500

- Độ giãn nước : 517 tấn

- Kích thước : dài = 62 mét ; ngang = 11 mét ; cao = 2,5 mét

- Sức đẩy : 2 động cơ diesel, 2 waterjets, 19.600 bhp, 32 hải lý/ giờ

- Thủy thủ đoàn : 28 người

- Radar : Positiv-E/Cross Dome air/surf search

- EW : 2 PK-16 decoy

- Vũ khí : 8 hỏa tiễn Kh-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, 1 súng phòng không 30 mm, 2 súng 12.7 mm MG

- Nguồn gốc : Nga thiết kế, được đóng tại Việt Nam

4. Tàu hỏa tiễn lớp Tarantul I ( Molniya )

- Độ giãn nước : 455 tấn full load

- Kích thước : dài = 56,1 mét ; ngang = 10,2 mét ; cao = 2,14 mét

- Sức đẩy : 2 trục ; 2 động cơ gas turbines, 8.000 shp; 2 động cơ đẩy gas turbines, 24,000 shp; 32,000 shp, 43 hải lý/ giờ

- Thủy thủ đoàn : 39 người

- Fire Control : Garpun-E/Plank Shave missile control

- EW : 2 PK-16 decoy RL

- Vũ khí : 4 hỏa tiễn SS-N-2C Styx SSM, 1 súng 76.2mm/59cal DP, 1 SA-N-8 SAM, 2 súng 30AA

- Nguồn gốc : Nga

- Nơi sản xuất : Volodarskiy SY, Rybinsk, Russia.

Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I ( Molniya ) đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1 , và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới ( Tarantul 5 SSN-25 ) thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa .

5. Tàu tên lửa lớp Osa-II

- Độ giãn nước : 226 tấn

Kích thước : dài = 38,6 mét ; ngang = 7,6 mét ; cao = 2 mét

Sức đẩy : 3 động cơ diesel , 3 trục, 15.000 bhp, 35 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn : 28 người

Vũ khí : 4 hỏa tiễn SS-N-2B Styx SSM, 2 dual 30 mm

Nguồn gốc : Liên xô sản xuất, 8 chiếc được giao trong năm 1979 - 1981.

6. Tàu phóng lôi lớp Turya

Độ giãn nước : 250 tấn

Kích thước : dài = 39,6 mét ; ngang = 7,6 mét ; cao = 2 mét

Kích thước : dài = 39,6 mét ; ngang = 9,6 mét ; cao = 4 mét

Sức đẩy : 3 động cơ diesel, 3 trục, 15.000 bhp, 37 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn : 26 người

Sonar : Rat Tail dipping

Vũ khí : 1 tháp pháo gắn súng 2 nòng 57mm/70cal AA, 1 súng 2 nòng 25 mm, 4 ống phóng ngư lôi 21 inch

Nguồn gốc : Liên Xô sản xuất , 2 chiếc được giao năm 1984.

Nơi sản xuất : Vladivostokskiy Sudostroitel'niy Zavod, Vladivostok, Russia.

7. SO 1 class patrol boats

- Độ giãn nước : 213 tấn

- Kích thước : dài = 41,9 mét ; ngang = 6,1 mét ; cao = 1,8 mét

- Sức đẩy : 3 động cơ diesel, 3 trục, 6.000 bhp, 28 hải lý/ giờ

- Thủy thủ đoàn : 33 người

- Vũ khí : 2 súng 2 nòng 25 mm, 4 hỏa tiễn RBU-1200 ASW RL, 18 mìn

8. Tàu phóng lôi lớp Shershen

- Độ giãn nước : 161 tấn

- Kích thước : dài = 34,6 mét ; ngang = 6,74 mét ; cao = 1,72 mét

- Sức đẩy : 3 động cơ diesel, 3 trục, 12.000 bhp, 42 hải lý/ giờ

- Thủy thủ đoàn : 22 người

- Vũ khí : 2 dual 30 mm, 4 21 inch torpedo tubes, mines

- Nguồn gốc : Liên Xô sản xuất giao năm 1979 - 1983.

9. Tàu quét mìn lớp Yurka

- Độ giãn nước : 560 tấn full load

- Kích thước : dài = 52,1 mét ; ngang = 9,6 mét ; cao = 2,65 mét

- Sức đẩy : 2 động cơ diesel, 2 trục, 5.000 bhp, 16 hải lý/ giờ

- Thủy thủ đoàn : 46 người

- Sonar : MG-69 Lan' mine avoidance

- Vũ khí : 2 dual 30 mm, 10 mines

- Nguồn gốc : Ex-Soviet steel-hulled minesweepers.

- Nơi sản xuất : Vladivostokskiy Sudostroitel'niy Zavod, Vladivostok, Russia.

10. Tàu tuần tiễu cao tốc lớp Svetlyak

- Độ giãn nước : 375 tấn

- Kích thước : dài = 49,5 mét ; ngang = 9,2 mét ; cao = 2,16 mét

- Sức đẩy : 3 trục; 3 cruise diesel x 4.700 bhp

- Vận tốc : tối đa 30 hải lý/ giờ

- Tầm họat động : 2200 hải lý với vận tốc trung bình 13 hải lý / giờ

- Thủy thủ đoàn : 28 người

- Vũ khí : 1 đại bác 76.2mm, 1 súng phòng không 30 mm, 2 súng 12.7 mm

- MG

- Mồi bẫy : 1x4 P3RK

11. Khu trục hạm Phạm Ngũ Lão

- Độ giãn nước : approx. 2,800 tấn full load 2800 tấn

- Kích thước : dài = 94,7 mét ; ngang = 12,5 mét ; cao = 4,1 mét

- Sức đẩy : 4 động cơ diesel, 2 trục, 6000 bhp, 18 hải lý/ giờ nominal

- Thủy thủ đoàn : 200 người

- Vũ khí : 3 37 mm, 2 dual 25 mm, 2 SA-N-5 SAM, 2 cối 81 mm ( Vũ khí trên tàu đã được thay thế bằng vũ khí của Nga )

- Nơi sản xuất : Lake Washington SY, Houghton, WA.