NewYork Paris Hà Nội Khách thứ :

NIỀM TIN TƯƠNG LAI

     

Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế vi mạch

Hiện tại cũng đã có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế vi mạch như :

- Công ty Renesas (Nhật), đứng hàng thứ 7 trên thế giới (2005) đã mở Renesas Việt Nam, thực hiện một phần công việc thiết kế vi mạch cho hãng chính tại Nhật.

- Công ty SDS (Mỹ), thực hiện thiết kế và bán lõi IP về bộ nhớ (Ram, Rom).

- Công ty Viet Vmicro (Mỹ) xin đầu tư vào khu công nghệ cao TP.HCM và xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Việt Nam. Sản phẩm chính của họ sẽ là các analog IC dùng trong thiết bị cầm tay.

- Công ty Signet (Mỹ) chuyên làm một phần thiết kế vi mạch, đó là timing và layout.

- Đặc biệt, Tập đoàn Intel – tập đoàn lớn nhất thế giới về sản xuất vi mạch đã đầu tư vào khu công nghệ cao TP.HCM với hơn 1 tỷ USD để thành lập nhà máy thực hiện các khâu testing và đóng gói vi mạch.

- Và nhiều công ty khác nữa VSMC, ATVN...

Năm 2007, lại xuất hiện thêm những đại gia trong ngành công nghiệp bán dẫn với khuynh hướng nổi bật là thành lập các trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, cụ thể :

- Công ty Altera, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về FPGA, đã thành lập trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại khu chế xuất Tân Thuận.

- Công ty AMCC, đang xúc tiến việc thành lập trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cũng tại khu chế xuất Tân Thuận…

Đầu năm 2008, với sản phẩm chip SigmaK3 đã mở ra một thời kỳ mới cho ngành thiết kế vi mạch của Việt Nam.

Một vấn đề mà các công ty có mặt tại Việt Nam đang phải đối diện đó là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực một cách trầm trọng. Cụ thể, Renesas có nhu cầu 1.000 chuyên viên thiết kế vi mạch đến 2010, thế nhưng cho đến thời điểm này họ chỉ mới tuyển được hơn 300 chuyên viên. Tập đoàn Intel tuyên bố họ cần đến 4.000 nhân công cho nhà máy tại Việt Nam, trong đó gồm 1.500 kỹ sư.

Trước nhu cầu nguồn nhân lực cao cấp của ngành thiết kế vi mạch, một số trường đại học, đặc biệt là các trường thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM đã xây dựng các phòng thí nghiệm trực thuộc, cụ thể :

- Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc Gia TP.HCM .

- Phòng thí nghiệm thiết kế và mô phỏng vi mạch thuộc Khoa Điện-Điện Tử , Đại học Bách Khoa TP HCM .

- Phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng thuộc trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP HCM .

- Phòng thí nghiệm vi mạch thuộc Khoa Điện tử - Viễn thông trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP HCM .

Các phòng thí nghiệm này đều có những đầu tư nhất định của riêng mình nhưng nhìn chung đều thiếu lực để đầu tư các phần mềm và nâng cấp cơ sở vật chất nhằm đưa phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch đạt tiêu chuẩn công nghiệp của thế giới.