NewYork Paris Hà Nội Khách thứ :

NIỀM TIN TƯƠNG LAI

     

Khả năng phòng vệ của Đài Loan - Nguyễn Minh , Kiều bào Nhật Bản

Trái với suy tưởng của nhiều người, từ ngày trở thành Trung Hoa Dân Quốc (1949) tới nay, Đài Loan chưa hề run sợ trước những đe dọa bằng vũ lực của Trung Quốc. Cái ô dù che chỡ bằng quân sự của Hoa Kỳ chỉ là lý cớ để Trung Quốc không bị mất mặt mà thôi.

Những phô trương sức mạnh bên ngoài gần đây của Trung Quốc chỉ nhằm che giấu sự yếu kém của Trung Quốc trước Đài Loan. Trong thực tế chính Trung Quốc đã phải nhượng bộ Đài Loan để tiếp tục được giúp đỡ về tài chánh cũng như về kỹ thuật để duy trì tốc độ phát triển cao. Trong dịp Tết Bính Tuất năm vừa qua, từ ngày 20-1 cho đến 7-2-2006, Trung Quốc đã tăng cường thêm 72 chuyến bay để chở các nhà đầu tư Đài Loan và gia đình cư ngụ tại Trung Quốc về quê thăm gia đình.

Sự thật như thế nào ? Bắc Kinh lo sợ không thống nhất được với Đài Bắc vì thua kém cả về trình độ phát triển kinh tế lẫn kỹ thuật quân sự. Lý do là từ thập niên 1970 đến nay, Đài Loan đã không ngừng canh tân và tăng cường hệ thống phòng thủ của mình cả về hải lục không quân lẫn tình báo quân sự trước những đe dọa của Trung Quốc. Kinh phí quốc phòng của Đài Loan không ngừng tăng lên với thời gian, từ 1993 đến 1997 chi phí quốc phòng chiếm 5,19% tổng số GDP của Đài Loan, từ 1998 đến 2002 tỷ lệ này tăng lên 7,12%. Mỗi năm Đài Loan tăng ngân sách quốc phòng thêm 3 tỷ USD, từ 11,2 tỷ USD năm 2003 lên 14,7 tỷ USD năm 2004, và gần 18 tỷ USD cho năm 2005, ngang bằng ngân sách hải quân Trung Quốc ( 2000 - 2005 ) và Nhật Bản ( 2001 - 2010 ).

Thực lực của hải quân Đài Loan

Cũng nên biết ngân sách dành cho hải quân Đài Loan chiếm 45,2% ngân sách quốc phòng. Tất cả những tàu chiến của hải quân Đài Loan đều mua từ Mỹ và Pháp, hoặc được sản xuất tại chỗ với những trang bị kỹ thuật quân sự mới nhất của Mỹ, Pháp và châu Âu. Hiện nay hải quân Đài Loan có 26 khu trục hạm, 22 tuần dương hạm, 9 tàu ngầm diesel đời mới và khoảng 100 tàu đổ bộ của thủy quân lục chiến. Sức mạnh của hải quân Đài Loan chỉ đứng sau Nhật Bản và vượt hẵn hải quân Trung Quốc trong eo biển Đài Loan.

Từ sau năm 1972, sau khi Mỹ thiết lập bang giao với Trung Quốc, chiến lược phát triển quân sự của Đài Loan đã rất khôn khéo để có được tất cả mà không ai bị phiền lòng, nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nhắc lại, lợi dụng lúc Mỹ đổi đời các tàu chiến năm 1991, Đài Loan đã mua 9 tuần dương hạm kiểu Knox và 3 tàu phá ngư lôi có khả năng bắn hỏa tiễn đối hạm tầm xa, nâng tổng số tàu phá ngư lôi của Đài Loan lên đến 16 chiếc. Ngày 21-9-1992, Đài Loan mua thêm 12 trực thăng săn tàu ngầm của Mỹ, loại Sea Plight SH-2F ( trị giá 1,61 tỷ USD ). Trước đó hải quân Đài Loan đã có 32 máy bay chống hạm trên biển. Với những trang bị này, Đài Loan đã xây dựng một hệ thống phòng thủ dày dặc quanh đảo dư sức đối phó với hải quân Trung Quốc, từ bán đảo Triều Tiên cho đến đảo Thái Bình ở quần đảo Nam Sa.

Tuy vậy Đài Loan không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị vũ khí. Kế hoạch phòng vệ của Đài Loan năm 1992, còn gọi là Quang Hóa II, dự trù trang bị cho hải quân Đài Loan những loại vũ khí sản xuất hay lắp ráp tại chỗ. Nhưng vì Pháp chào bán với giá hạ nên Đài Loan đã mua 6 tuần dương hạm tàng hình trị giá 12 tỷ FRF. Tháng 4-1992, Đài Loan chấp nhận để Pháp trang bị thêm các loại hỏa tiễn bắn bằng tia laser cho 6 chiến hạm vừa nói và 4 chiến hạm Thành Công. Ngoài ra các chiến hạm mới này, kể cả 5 chiến hạm Aegis mua của Mỹ, còn được trang bị thêm các loại đại bác 76 ly Otto của Hòa Lan, đại bác liên thanh Volkforce, đại bác cận chiến 20 ly và nhiều loại vũ khí tối tân khác.

Cho đến 1993, Đài Loan đã có 180 tàu chiến và 4 tàu ngầm, trong đó có các chiến đĩnh Thành Công ( do công ty CSBC của Đài Loan ở Cao Hùng sản xuất, trị giá 700.000 USD/chiếc ). Ngoài ra Đài Loan còn có 7 khu trục hạm chống tàu ngầm, được trang bị hỏa tiễn SeaHawk SH-60B, mỗi chiếc có 2 trực thăng chống tàu ngầm S-70CM-1ASW. Tối tân nhất là 5 tàu tác chiến kiểu Aegis ( mua của Mỹ ) được trang bị hỏa tiễn phòng không có thể bắn được cùng một lúc 16 máy bay địch nhờ 2 dàn radar ADAR và SPY-1, và được trang bị thêm loại hỏa tiễn tầm xa ( do hai công ty General Electric và RCA của Mỹ thiết kế ) có thể bắn các chiếm hạm địch cách xa 176 km ( 95 hải lý ). Với những trang bị này, hải quân Đài Loan vượt hơn hẳn hải quân Trung Quốc thời đó.

Từ 1997 trở đi, mỗi tàu chiến của Đài Loan còn được trang bị thêm 2 máy phát xạ có thể bắn liên tiếp 4 hỏa tiễn Hùng Phùng hạm đối hạm ( do Đài Loan sản xuất ). Kể từ năm 2000, các tàu chiến mua của Mỹ được trang bị thêm 2 loại hỏa tiễn Thiên Cung 1 và Thiên Cung 2 hạm đối không ( do Đài Loan sản xuất, ngang hàng với hỏa tiễn SM-2 của Mỹ ). Năm 2005, Đài Loan mua thêm hai khu trục hạm mới kiểu Kids mới từ Hoa Kỳ, năm 2006 sẽ mua thêm 5 tàu ngầm chạy bằng diesel của Mỹ để bảo vệ lãnh hải.

Nhưng Đài Loan vẫn còn thua Trung Quốc về số lượng tàu ngầm ( trên 100 chiếc ). Bù lại hải quân Đài Loan có trên 40 tàu phá ngư lôi và săn tàu ngầm loại S-2A/EIG do Mỹ chế tạo và 12 tiền tiêu hạm 500 tấn đủ khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập của tàu ngầm Trung Quốc.

Không quân Đài Loan tinh nhuệ nhất châu Á

Cho đến cuối thập niên 1980, không quân Đài Loan vẫn tiếp tục sử dụng các loại khu trục cơ F104 của Mỹ ( 130 chiếc ), nhưng cũng đủ để đối phó với không quân Trung Quốc, chỉ được trang bị bằng các loại chiến đấu cơ Mig kiểu cũ của Nga. Trong các cuộc không chiến từ 1950 đến 1970, phi công Đài Loan đã bắn hạ trên 10 chiến đấu cơ Mig của Trung Quốc mà không bị thiệt hại nào.

Sau 1992, lực lượng không quân Đài Loan đã thay đổi hẳn, cả về số lượng lẫn trang thiết bị chiến đấu. Tháng 6-1992, Đài Loan đã mua của Pháp 100 chiến đấu cơ Mirage 2000-5 tối tân nhất và 1.500 phi đạn không đối không Magic và Matra Mica. Tháng 9-1992,Đài Loan mua thêm của Mỹ 150 chiến đấu cơ F16 loại mới nhất với tổng trị giá 12,75 tỷ USD.

Ngoài ra trường huấn luyện không quân Đài Loan còn được trang bị 40 oanh tạc cơ nhẹ loại AT-3 của Mỹ, đủ khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào ở chung quanh đảo. Nhưng tiềm năng tấn công chiến lược của không quân Đài Loan là 300 oanh tạc cơ F5-EIF, mua của Mỹ từ 1974 đến 1983, được trang bị bằng những radar APG-66T mới nhất.

Thực ra Đài Loan có đủ khả năng và kỹ thuật để sản xuất các loại máy bay chiến đấu nội địa. Ngày 29-10-1989 kỹ sư Đài Loan đã sản xuất thành công chiến đấu cơ mẫu Kinh Quốc và dự định sẽ sản xuất 250 chiếc Kinh Quốc vào năm 1993. Nhưng ngân sách quốc phòng lúc đó được dùng để mua các loại chiến đấu cơ F16 của Mỹ và Mirage 2000 của Pháp nên chỉ sản xuất được 60 chiếc vào năm 1997.

Cái hay của không quân Đài Loan là biết canh tân với chi phí tối thiểu. Theo kế hoạch Quang Hóa II, Đài Loan sẽ bán lại cho Philippines tất cả các loại máy bay F104 ( khu trục cơ ) và F5 ( oanh tạc cơ ) vào đầu thế kỷ 21. Nhưng khả năng tài chánh của Philippines chỉ đủ mua 130 khu trục cơ F104, nên Đài Loan đã hiện đại hóa 300 chiếc oanh tạc cơ F5 bằng những động cơ và hỏa tiễn mới, đủ khả năng tấn công những địa điểm xa nhất trên lãnh thổ Trung Quốc, nhờ nắm vững kỹ thuật tiếp tế nhiên liệu trên không của 13 vận tải cơ khổng lồ C130H. Ngoài ra Đài Loan còn biến cải 40 máy bay tiếp vận C119 thành oanh tạc cơ BC119 có khả năng thả ngư lôi chính xác hơn.

Cho đến cuối năm 2005, Đài Loan có 650 chiến đấu cơ hiện đại và 10 chiếc F26 tối tân nhất do Mỹ và 15 quốc gia đồng minh chế tạo. Với sức mạnh này, không quân Đài Loan dư sức đánh bại không quân Trung Quốc ( với 27 chiến đấu cơ SU-27, SU-33 của Nga từ 1990 và 100 SU-35 mua của Nga năm 2005 ) trên bầu trời và có thể đánh chìm tất cả tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc, kể cả hàng không mẫu hạm sắp đưa vào hoạt động trong 15 năm tới.

Lục quân Đài Loan và năng lực phòng không

Ngày 1-7-1989, chế độ quân đoàn đã bị bãi bỏ và lục quân Đài Loan được tổ chức lại thành những đơn vị cấp sư đoàn và liên đoàn dã chiến, nhằm gia tăng sức cơ động và hiệu lực của lục quân.

Trước đó chủ lực tấn công trên bộ của Đài Loan gồm có 310 chiến xa M48-A5, vừa đủ để trang bị một sư đoàn thiết giáp, và 140 chiến xa M60-A dành riêng cho lực lượng thủy quân lục chiến. Hơn phân nửa lực lượng chiến xa này được trang bị hỏa tiễn chống chiến xa TOW của Mỹ. Ngoài ra Đài Loan còn có 260 xe bọc thép M24 và 650 xe bọc thép loại nhẹ M21. Tổng số xe bọc thép của lực lượng bộ binh Đài Loan kể cả thủy quân lục chiến là 1.100 chiếc. Với số lượng xe tăng và xe bọc thép này, đây cũng là lực lượng bảo vệ Đài Loan trên đất liền hữu hiệu nhất.

Lực lượng cao xạ di động của Đài Loan gồm có 10 chiến xa M42 được trang bị bằng những đại bác liên thanh. Hệ thống phòng không có thêm 766 hỏa tiễn Chaparad gắn trên xe tăng M48 để bảo vệ các căn cứ không quân. Có thể nói lực lượng phòng không của Đài Loan hiện nay thuộc hạng xuất sắc nhất thế giới.

Kể từ 2006 trở đi, lực lượng phòng không của Đài Loan sẽ được trang bị thêm các dàn Patriot, hỏa tiễn chống hỏa tiễn của Mỹ, trị giá 10,6 tỷ USD. Lý do là hiện nay Trung Quốc đang chĩa 800 hỏa tiễn ( mỗi đầu đạn chứa 500 kg TNT ) vào Đài Loan, với tốc độ gia tăng thêm 100 hỏa tiễn mới mỗi năm.

Về khả năng bảo vệ bờ biển, lực lượng phòng thủ được trang bị 500 đại bác không giật 105 mm, 155 mm và đại bác tầm xa 203 mm. Ngoài ra còn có 120 đại bác di động trên các chiến xa M52, M105 và M108. Pháo binh Đài Loan có trên 200 khẩu pháo 155 ly M109-A2 và 75 xe pháo 175 mm M107 đặt khắp đảo. Các sư đoàn bộ binh sử dụng hai loại pháo 105 ly và 155 ly để hỗ trợ chiến đấu.

Lục quân Đài Loan có hai lữ đoàn nhày dù, 4 liên đoàn lực lượng đặc biệt để triển khai trong các trường hợp khẩn cấp. Số nam nữ quân nhân Đài Loan có bằng nhảy dù lên đến 250.000 người. Đài Loan cũng đang trang bị chống đe dọa NBC ( nuclear, biologic, chemical ), thay thế các loại mặt nạ chống hơi độc kiểu cũ bằng loại mặt nạ phòng vệ mới ( theo thiết kế của Đức ). Ngoài ra Đài Loan cũng đang kiện toàn những căn cứ nằm sâu dưới lòng đất, với đầy đủ tiện nghi, để bảo vệ bộ chỉ huy và phòng ngừa một cuộc tấn công bất ngờ và qui mô bằng hỏa tiễn của Trung Quốc.

Về truyền tin hệ thống thông tin của quân đội Đài Loan đã đổi từ vi ba sang dây ngầm và điện tử. Từ tháng 10-1993, hệ thống canh chừng bờ biển và hỏa tiễn phòng vệ ven biển của Đài Loan đã dùng hệ thống radar di động tự chế UPS-60C. Tháng 2-1992, Đài Loan đã mua của Mỹ 26 máy bay trực thăng trinh sát OH58, 18 máy bay trực thăng công kích Super Cobra AH-1W, với tổng trị giá 1,2 tỷ USD.

Về tình báo, với những kỹ thuật tinh vi và khả năng tài chánh, giới tình báo Đài Loan đã nắm vững gần như toàn bộ mọi sinh hoạt và dự tính quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan. Có thể Đài Loan sẽ đồng tình với những tham vọng của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á, vì cùng theo chủ nghĩa Đại Hán, nhưng nhất quyết sẽ không để Trung Quốc lấn át về mặt quân sự.

Sở dĩ Đài Loan không sợ Trung Quốc là vì đang nắm yết hầu của " con cọp giấy Trung Quốc " : với nguồn vốn đầu tư. Hơn 2/3 công ty có vốn nước ngoài tại Trung Quốc đều do người Đài Loan làm chủ. Nếu Trung Quốc trở mặt, Đài Loan sẽ mất tiền nhưng Trung Quốc sẽ mất luôn chỗ đứng quan trọng trên trường quốc tế. Cuộc tranh đua ngoại giao, quân sự và kinh tế giữa hai nước Trung Hoa ngày càng gia tăng. Đây là điểm nóng của thế giới trong đầu thế kỷ 21.

Nguyễn Minh

( Tokyo )

Đài Loan mua 6 chiến hạm loại " La Fayette " của Pháp

Vào năm 1991, Taiwan ( Đài-Loan ) đã ký một khế-ước với nước Pháp để mua sáu chiến-hạm kiểu La Fayette với một trị giá lên đến 2,8 tỉ US đô-la. Chiến hạm đầu tiên đã được chuyển giao vào tháng năm 1996 và được mang tên Trung-Hoa là Kangting. Vài tháng sau đó hai chiến hạm khác được chuyển giao cho Taiwan và các chiến hạm còn lại được chuyển giao vào năm 1997 và 1998.

Để có thể điều-hành được các chiến-hạm loại La Fayette,các thuỷ thủ đoàn người Đài Loan phải theo các khoá thụ huấn tại Pháp kéo dài khoảng trên một năm, gồm hai phần : một phần là kỹ thuật gọi tắt OJT ( On Job Training ) và một phần kiến-thức tổng-quát viết tắt GK ( General Knowledge ).Sau đó,thuỷ thủ đoàn được huấn luyện sẽ tháp tùng với các huấn luyện viên người Pháp trong việc bàn giao chiến-hạm tại một quân-cảng Đài Loan. Các chiến-hạm được bàn giao không có trang bị vũ khí, hải-quân Đài Loan phải tự trang bị. Có thể kể ra ở đây trường hợp bàn giao chiến hạm Tihua như một điển-hình.

Cuộc lễ tiếp nhận và đặt chiến-hạm Tihua vào tình trạng hoạt động đã diễn ra tại căn cứ Tsoying gần thị trấn Kaohsiung ở phiá nam đảo Đài Loan. Đô Đốc Wu Shihwen, tư lệnh hải quân Đài Loan đã chủ toạ buôi lễ . Chiến hạm Tihua là chiến hạm thứ tư thuộc loại La Fayette được Pháp bàn giao. Chiến hạm đã đi thẳng từ Pháp đến quân cảng Tsoying sau 38 ngày hải-hành, vượt qua 20000 km. Trên chiến hạm có một thủy thủ đoàn Pháp-Hoa , về phiá Pháp có khoảng 30 huấn luyện viên và hơn chục kỹ sư,về phiá Trung Hoa là thuỷ thủ đoàn và cán bộ được gởi đi sang Pháp thụ huấn việc điều khiển và tháp tùng trở về. Các cuộc huấn luyện đã được diễn ra ở Lorient. Với cuộc hải hành dài 38 ngày, thuỷ thủ đoàn Trung-Hoa đã có cơ hội thực tập điều khiển lần cuối dưới sự giám sát của các huấn luyện viên Pháp. Nói chung,cuộc hải hành tốt đẹp, chiến hạm đã cặp bến vài nơi trước khi đến quân cảng Tsoying. Các huấn luyện viên Pháp được đánh giá cao, như nhận xét của hạm-phó Liu Kuolun : "Các huấn luyện viên của chúng tôi vừa thân mật vừa nghiêm khắc. Trong cuộc giao tiếp bình thường, họ rất cởi mở. Nhưng trong công việc, họ rất tỉ mỉ. Các sĩ quan Pháp có một tinh thần kỷ luật tự giác cao và có rất nhiều sáng kiến" Ngay sau khi đến Tsoying, chiến-hạm Tihua đã được học viện khoa-học kỹ-thuật Chung-shan trang bị vũ khí gồm hệ thống chiến đấu điện tử, hệ thống phòng không Phalanx, hoả tiển địa không Chaparral do Hoa Kỳ chế tạo,hoẩtiển chống chiến hạm Hsiung-Feng II do Taiwan chế tạo và một trực thăng chống tàu ngầm. Các cuộc chạy thử đã được thự hiện ngay sau đó.

Nói một cách tổng quát, hải quân Trung Hoa đánh giá cao các chiến hạm loại La Fayette. Ngay sau khi chiến hạm đầu tiên Kangting được bàn giao năm 1996, tàu này đã được đưa vào hoạt động ngay và cho thấy nhiều đặc tính, đặc biệt là rất khó bị radar khám phá. Nhưng mục tiêu của Taiwan khi mua các chiến hạm này là nhắm vào việc chống tiềm thủy đỉnh và khám phá phòng không. Nhưng sau một thời gian hoạt động, bộ quốc phòng Taiwan thấy cần phải tăng cường hệ thống phòng không. Điều này cũng dễ thực hiện vì các kiến-trúc của chiến hạm kiểu La Fayette rất đặc biệt cho phép cải tiến nhiều bộ phận riêng rẽ không gây ảnh nhưởng phiền toái tới những bộ phận khác. Theo Đô Đốc Wu Shihwen, các chiến hạm loại La Fayette là những chiến hạm tối tân nhằm đáp ứng cho các nhu-cầu phòng-thủ của thế-Kỷ 21. Việc thủ đắc các chiến-hạm này là một đóng góp quý giá cho việc xây dựng hải quân của Taiwan và một cách gián tiếp, cho kỹ nghệ quốc-phòng. Thử tìm hiểu các chiến hạm loại La Fayette có những ưu điểm gì.

Chiến hạm loại La Fayette đầu tiên đã được đóng vào năm 1990, đây là chiếc đầu tiên trong năm chiến hạm được dành cho Hải Quân Pháp.Loại chiến hạm này phải đáp ứng được hai nhiệm vụ thiết-yếu : thứ nhất là bảo vệ chủ quyền lãnh-hải và thứ hai là tham dự vào các cuộc giải-quyết khủng hoảng ở hải-ngoại. Do đó, chiến-hạm vừa có khả năng tự-hành đồng thời lại có khả năng hội nhập vào một hệ-thống chiến đấu không/hải quân. Ngoài các nhiệm vụ chiến đấu, chiến-hạm cũng có khả năng tham-gia vào chiến-dịch nhân đạo.Bởi tính cách đa-năng đa-hiệu này,chiến hạm phải có một kiến-trúc đặc-biệt.

Đây là một chiến hạm được chế-tạo bằng cách ráp các tập-hơp nhỏ. Cách tập hợp nhỏ này được chế tạo riêng rẻ và được ráp lại sau.Cách kiến-trúc này cho phép chế tạo các tập họp nhỏ cùng lúc trong cùng lúc thực hiện việc đóng tàu, đã giúp giảm thiểu được thời hạn giao hàng và đương nhiên tiết kệm được nhiều về tài chánh. Trong trường hợp các tập-họp nhỏ này bị hư hỏng,chiến hạm không bị bất động lâu vì các tập họp nhỏ này được sửa chữã riêng " và nếu cần thay nguyên bộ phận cũng chỉ mất khoảng 24 giờ cho một số thành phần.Ví dụ trọng pháo 100mm với pháo tháp được chế tạo tại công xưởng, sau khi thử nghiệm sẽ được mang ráp lên tàu. Trong trường hợpn trọng pháo bị hư hỏng, chỉ cần tháo dỡ và gắn cái mới, chiến hạm không bị bất động lâu và nhất là công việc này có thể thực hiện ngay trên tàu, không cần phải rời bỏ đơn vị tác chiến để về công-xưởng Về thời gian thực hiện và giao hàng, hãy coi số liệu sau : Năm 1979 phải mất 30 tháng để thực hiện một chiến hạm tương đương với La Fayette. Hiện nay chỉ cần tối đa 6 tháng!

Chiến hạm loại La Fayette lại rất khó dò tìm ( furtivité ) do những kỹ thuật đặc biệt nhằm giảm thiểu tối đa việc phản xạ (réflexion) các sóng radar và hồng ngoại cũng như âm-hiệu. Được biết vật liệu chế tạo chiến hạm La Fayette phần lớn bằng hợp chất thuỷ-tinh và nhựa ( composite verre-résine ) có khả năng hấp-thụ sóng radar. Các nguồn nhiệt trên tàu được giảm thiểu bằng những kỹ thuật đặc biệt để tránh việc bị tìm ra bằng hồng-ngoại;

Chiến hạm loại La Fayette có một hệ thống chiến-đấu điện-tử nhằm dò tìm địch, điều khiển trọng pháo và hướng dẫn trực thăng đáp xuống tàu, máy phóng 'mồi' gia ( lance-leurre ), máy tạo tiếng động nhằm đánh lừa địch, máy làm giảm tiếng động của chính chiến hạm. Một trực thông chống tàu ngầm và các tàu chiến nổi ( navire de surface ).

Một giai thoại sau đây cho thấy các đặc điểm của chiến hạm loại La Fayette. Ngay sau khi tiếp nhận vào năm 1996, chiến hạm được mang tên Kangting và đưa ngay vào hoạt động. Chiến hạm này với một trọng tải 3500 tấn, có một vận tốc tối đa 46 km, chiến hạm Kangting có nhiệm vụ tuần tiểu trong vùng biển ở phiá đông Taiwan. Nhờ các cấu tạo và lớp sơn bọc 'hút' sóng radars,chiến hạm đã không bị radars của hải quân Taiwan tìm ra trong một thời gian khá lâu. Sự hiện diện của chiến hạm chỉ được biết tới khi trực thăng của chiến hạm cất cánh và đáp trong những dịch vụ chống tiềm thuỷ đỉnh.Căn cứ hải quân cho biết trong thời gian đó các đài kiểm báo hoạt động bình thường. Danh xưng "tàu vô hình" ( bateau furtif ) tưởng không phải là quá đáng với chiến-hạm loại La Fayette. Ngược lại,chiến hạm loại La Fayette có khả năng truy tầm các tàu ngầm địch và có khả năng phân tích các tín hiệu phát ra từ độ sâu 200 thước. Quan trong nhất là chiến hạm loại La Fayette có khả năng tự túc cho một cuộc hải hành dài gần 13000 km.

Khi đặt mua các chiến hạm loại La Fayette, Hải Quân Taiwan muốn tăng cường khả năng phòng vệ về mặt chống tàu ngầm và khám phá phòng không. So với các chiến hạm loại Cheng-gung đang có của Taiwan thì chiến hạm loại La Fayette vượt trội. Tuy nhiên, hải quân Taiwan đã muốn tăng cường hiệu năng phòng không của loại chiến hạm này. Hải Quân Taiwan rất e ngại về việc tăng cường quân-lực của Trung-Hoa lục địa khi nước này mua lại các tàu ngầm loại Kilo của Nga, các diệt lôi hạm và các phi cơ chiến đấu SU-27. Trung Hoa lục địa thường xuyên đe doạ Taiwan với những cuộc thao-diễn, thực tập hải quân với việc bắn hoả tiễn trong vùng eo bể Taiwan. Sự tăng cường quân lực nhất là về hải quân của Trung-Hoa lục địa khiến các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á lo ngại vì hiện đang có những căng thẳng trong vùng về tranh chấp các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không những vì có vấn đề khai thác dầu hoả ngoài khơi nhưng còn vì vấn đề kiểm soát đường hàng hải dầu hoả, hải lộ sinh tử đối với Taiwan, Nhật và Đại Hàn. Cho nên ngoài việc mua chiến hạm loại La Fayette của Pháp, Taiwan còn đặt các công trường Hải Quân đóng các chiến hạm loại Cheng Kung ( loại Chin Chiang cải tiến ) thuê các chiến-hạm của Hoa Kỳ lọai Chi Yang và các bửng đổ bộ chiến xe loại Chung-Ho. Tình hình phức tạp trong vùng giải thích việc Taiwan cần phải tân tiến hoá hạm đội và tăng cường số lượng tàu chiến ngõ hầu đáp ứng được khi có yêu cầu của tình thế .