NewYork Paris Hà Nội Khách thứ :

NIỀM TIN TƯƠNG LAI

     

Thành lập Trung tâm thiết kế vi mạch đầu tiên tại Việt Nam

Chiều 18-3-2008, tại khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM, công ty AMCC đã công bố thành lập Trung tâm thiết kế vi mạch đầu tiên tại Việt Nam, với vốn đầu tư xây dựng 1 triệu USD.

Cùng ngày, AMCC đã ký kết với Đại Học Quốc gia TP.HCM trong việc hỗ trợ Đại Học Quốc gia các phần mềm, trang thiết bị về công nghệ thông tin trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và chip để đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ nhu cầu phát triển.

AMCC là nhà cung cấp giải pháp bán dẫn hàng đầu để xử lý, chuyển tải và lưu trữ thông tin bằng kỹ thuật số của các mạng hữu tuyến và vô tuyến trên thế giới.

Công nghệ chip vượt ngưỡng 2 tỷ bóng bán dẫn

Vi xử lý 4 lõi mang tên mã Tukwila thuộc dòng Itanium mà Intel vừa công bố đã tăng gấp đôi số transistor tích hợp bên trong, so với mức hơn 1 tỷ của năm 2006.

Sản phẩm dựa trên kỹ thuật 65 nanomét này được thiết kế dành cho các máy chủ cao cấp, nhưng tốc độ hoạt động chỉ là 2 GHz, tương đương chip dùng cho PC cá nhân thông thường.

Ngành công nghiệp chip vẫn đang phát triển theo định luật Moore, do nhà đồng sáng lập hãng Intel nêu ra năm 1965, theo đó số bóng bán dẫn tích hợp trong mỗi vi xử lý sẽ tăng gấp đôi theo chu kỳ trên dưới 2 năm.

Năm 2004, một bộ vi xử lý tương tự Tukwila chứa 592 triệu transistor. Năm 2007, IBM tung ra sản phẩm Power6 lõi kép mà họ mô tả là thương phẩm chip nhanh nhất thế giới với tốc độ 4,7 GHz, tích hợp 790 triệu bóng bán dẫn.

Trên các chip của Intel, một số lượng lớn transistor được dùng cho bộ nhớ. "Chip chứa rất nhiều bộ nhớ onboard và các thanh ghi register, tạo nên một kiến trúc điện toán hiệu quả cho việc xử lý dữ liệu nhanh hơn", Malcolm Penn, nhà phân tích của hãng Future Horizons, cho biết. "Dữ liệu được lưu càng gần bộ vi xử lý thì càng được xử lý nhanh hơn. Giống như lấy thức ăn trong tủ lạnh thì đương nhiên nhanh hơn nhiều so với ra cửa hàng lấy".

Theo vị chuyên gia của Future Horizons, những bộ vi xử lý thời kỳ đầu không có bộ nhớ cache gắn trên bo mạch. Còn hiện nay thì số lượng đơn vị memory gắn bên trong kích thước một chip là vô cùng lớn. Đây là một xu hướng.

Cùng với Tukwila, Intel cũng vừa cho ra mắt loại chip Silverthorne dành cho các thiết bị siêu di động. Vi xử lý này dựa trên công nghệ 45 nm mới nhất của Intel.

IBM trình làng con chip nhanh nhất thế giới

Vi xử lý mới nhất của IBM chạy với tốc độ 5 GHz, có thể thực hiện 5 tỷ lệnh mỗi giây. Con chip mạnh mẽ nhất thế giới này sẽ được xuất xưởng cùng với máy chủ Power 595 server của IBM.

Khả năng hoạt động của vi xử lý mới này của IBM vượt qua tất cả các con chip mạnh mẽ nhất của các đối thủ, như 3,73 GHz Pentium Extreme của Intel hay 2.4 GHz UltraSparc T2 của Sun Microsystems.

IBM đã dành trọn 5 năm để phát triển con chip và máy chủ cao cấp này. Hệ thống này sẽ được tung ra thị trường vào ngày 6/5 tới với giá bán khoảng 500.000 USD.

Với vi xử lý tốc độ cao này, Power 595 server sẽ hoạt động nhanh gấp 5 lần so với các phiên bản trước và giảm được 40% điện năng tiêu thụ.